Người kỷ luật là người chiến thắng
Con người càng chăm chỉ, nỗ lực, càng tự kỷ luật thì lại càng trở nên xuất sắc. Bởi lẽ, không phải người xuất sắc mới tự giác và kỷ luật, mà là tự giác và kỷ luật rồi mới trở thành người xuất sắc. Bạn có thể nhận ra rằng trong tập thể, người có tính trì hoãn thường là người vô hình trên phương diện năng lực làm việc. Ngược lại, những ai có sự nghiệp rực rỡ thì thường là người có tính kỷ luật cực kỳ cao.

Tại sao người có tính kỷ luật luôn là người chiến thắng?

Michael Phelps được cả thế giới biết đến là vận động viên Olympic có nhiều huy chương nhất từ ​​trước đến nay. Điều đáng kinh ngạc nhất là anh ấy đã tích lũy được thành tích này chỉ trong 5 kỳ Thế vận hội. Để đạt được mục tiêu này, Phelps đã tập luyện 6 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, 365 ngày một năm trong gần hai thập kỷ. Anh ấy chưa bao giờ bỏ lỡ một ngày tập luyện nào dù là Chủ nhật, ngày sinh nhật hay những ngày lễ như Giáng sinh, trừ khi bị chấn thương. Anh ấy muốn trở thành người giỏi nhất và đã làm được điều đó nhờ làm việc chăm chỉ và kỷ luật bản thân.

Vậy tính kỷ luật đã giúp họ và sẽ giúp bạn như thế nào?

Đầu tiên, kỷ luật khiến một người tập trung và tận tâm với mục tiêu. Nó giúp chúng ta ưu tiên các nhiệm vụ, đặt ra lịch trình làm việc khoa học, tuân thủ thời gian, những quy tắc, quy trình nhất định để sử dụng thời gian một cách hiệu quả và hoàn thành công việc đúng hạn. Nếu bạn có kỷ luật, bạn sẽ ít bị phân tâm hơn, điều này làm tăng cơ hội thành công của bạn.

Bạn có muốn rèn luyện tính kỷ luật không? Nếu có thì cần làm gì?

Trong cuốn Leading an Inspired Life, Jim Rohn nói rằng “Kỷ luật giống như chiếc chìa khóa ma thuật có thể mở mọi cánh cửa của sự giàu có, hạnh phúc, văn hóa, niềm tự hào, niềm vui, thành tựu, sự hài lòng và thành công”. Điều đó hoàn toàn đúng. Sống một cuộc sống vô kỷ luật thì đừng mong nhận được bất kỳ kết quả tích cực nào. Vậy làm thế nào để bản thân trở nên kỷ luật hơn? “Rèn luyện tính kỷ luật có thể mang đến sự hài lòng cho bạn trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, từ các mối quan hệ, sức khỏe đến sự nghiệp”.

Còn theo nhà giáo dục nổi tiếng Stephen R. Covey, “người vô kỷ luật sẽ chỉ là nô lệ cho cảm xúc, sự thèm muốn và say mê.” về lâu dài, người vô kỷ luật sẽ thiếu đi sự tự do mà bản thân có được vì tính bừa bãi. Kỉ luật bản thân là hành động dựa vào lý trí thay vì cảm xúc nhất thời của bạn. Nó là việc vượt qua lòng ham thích và và nỗi sợ trong hiện tại vì mục đích ý nghĩa hơn cho cuộc sống. Vì thế, tính tự kỷ luật giúp cho bạn:

- Tiếp tục thực hiện các ý tưởng trong công việc khi sự nhiệt tình, hăng hái ban đầu đã bị xuống dốc.

- Đi đến phòng tập khi bạn muốn nằm dài và xem TV.

- Dậy sớm để làm những việc bạn phải làm trong ngày.

- Nói “không” với việc ăn uống bừa bãi.

- Tự kiểm soát sự "nghiện ngập" với mạng xã hội.

Luôn có kế hoạch cho mọi thứ

Xây dựng thói quen lập kế hoạch sẽ giúp bạn luôn ý thức được mục tiêu mình muốn đạt được khi làm bất cứ việc gì và có phương án dự phòng cho những vấn đề phát sinh. Từ việc lựa chọn mô hình khởi nghiệp nào, học gì để phát triển bản thân, cho đến những việc thường nhật như ăn uống như thế nào để giữ gìn sức khoẻ, tập luyện ra sao để nâng cao sức khỏe… đều cần phải có kế hoạch.

Một trong những mục tiêu của mình trong năm qua là có thể yên vị lúc 8 giờ và bắt đầu công việc (chứ bình thường thì phải dạo internet đến 9 giờ). Ngày đầu tiên mình đặt chuông báo giờ làm là 8h 55 phút, ngày hôm sau là 8h 50 phút. Cứ thế trong vài ngày mình đã tập được thói quen bắt tay vào việc lúc 8 giờ 30 một cách tự nhiên. 30 phút đó đã tạo nên một thế giới khác biệt và cũng không quá khó để thực hiện. Tương tự như vậy, nếu mục tiêu cuối cùng của bạn là làm việc 2 giờ không ngừng nghỉ, hãy đặt mục tiêu ban đầu là làm việc 15 phút không dừng và từ từ tăng lên.

Việc đạt được những mục tiêu nhỏ như thế này có thể tạo ra cảm giác đạt được thành tựu và nâng cao sự tự tin của chúng ta về việc hình thành tính kỷ luật.  

“Có vô vàn cái cớ biện hộ cho sự thất bại, nhưng không có cái cớ nào là chính đáng cả”

Nếu bạn vẫn tiếp tục viện cớ cho mình 1 lần, đảm bảo sẽ luôn có lần thứ 2, thứ 3 và lần thứ n. Bạn đương nhiên làm điều đó vì nó trở thành thói quen. Bạn chắc chắn đã từng tự đặt ra những câu hỏi: “Tại sao người khác thành công hơn mình? Bí quyết gì giúp họ thành công? Tại sao cùng độ tuổi, cùng một khoảng thời gian, có người thành công, có người vẫn đang loay hoay đi tìm con đường cho chính mình? Có phải 100% người thành công đều do may mắn?”

Bạn có thể thử đi, đến và hỏi bí quyết thành công của họ là gì, họ sẽ trả lời ngay cho bạn: Nhờ vào tính kỷ luật và nghiêm khắc với bản thân.

Theo quyển sách “Ngừng viện cớ” của Brian Tracy, khoảng 3% số người trưởng thành viết được mục tiêu và kế hoạch của cuộc đời mình. Và tất nhiên 3% số người đó thành công và kiếm được nhiều tiền hơn 97% số người còn lại. Đơn giản chỉ là, bạn luôn nhanh hơn 97% số người không lập mục tiêu từng bước, trong khi họ đang loay hoay tìm kiếm con đường đi cho mình, thử rồi thất bại và lại thử theo cách cũ, đi đến đâu tính đến đó thì bạn đã có sẵn kế hoạch trong tay, ngay hàng thẳng lối, bước thật nhanh về phía trước và mắt chỉ hướng về mục tiêu.

Tự nhắc nhở bản thân mọi lúc mọi nơi

Nếu bạn mới bắt đầu rèn luyện tính kỷ luật thì điều quan trọng là phải nhắc nhở bản thân nhiều lần về lợi ích của nó. Mình đã viết những câu nói hay về tính kỷ luật và dán khắp mọi nơi mà mình nhìn thấy. Mình cũng ghi nhớ các mục tiêu vào điện thoại, đặt ở bàn làm việc để không cho phép bản thân quên đi lý do vì sao mình đã bắt đầu. Điều này đã giúp mình có động lực để thực hiện các bước tiếp theo ngay cả khi cơ thể hoặc tâm trí của mình đang gào thét “Làm ơn dừng lại đi”.

Thái độ tích cực, lạc quan

Kỷ luật bản thân không phải là việc ép buộc bản thân phải làm nhiều việc hơn, đó là khả năng tự kiểm soát và giám sát bản thân. Do đó, rèn luyện kỷ luật bản thân bằng một thái độ tích cực, lạc quan sẽ giúp tăng cường sự kiên trì và tự chủ trong cuộc sống, đồng thời giữ cho bản thân nhiều năng lượng hơn.

Cân bằng, nghỉ ngơi

Kỷ luật bản thân sẽ chẳng có giá trị gì nếu tự làm hại bản thân để đạt được nó. Theo đuổi một số mục tiêu có thể phải trả giá bằng sức khỏe, thời gian. Do đó, hãy cố gắng cân bằng giữa công việc, gia đình, cuộc sống cá nhân và chăm sóc bản thân.

Hãy nghỉ giải lao nếu cảm thấy bản thân đang kiệt sức, hãy đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và đúng giờ, cố gắng dành thời gian về với thiên nhiên và các mối quan hệ lành mạnh. Những điều này giống như một quãng nghỉ để bản thân lấy lại năng lượng, lấy đà bật xa hơn để đến gần hơn với mục tiêu.

Nếu bạn không có tính kỷ luật, rất có thể bạn sẽ bị người khác kỷ luật. Bạn không tin vào điều này à? Vậy thì hãy thử đến văn phòng muộn mười phút mỗi ngày, giao sản phẩm trễ hạn để xem sếp và khách hàng sẽ cho bạn biết kỷ luật là như thế nào! Nói vui thôi chứ mình tin rằng ai ai cũng biết tầm quan trọng của kỷ luật và đang ra sức rèn luyện.

Tuy nhiên, vẫn câu nói cũ: nói thì dễ hơn làm. Suy cho cùng tính kỷ luật đến từ bên trong. Vì vậy, nếu bạn chưa sẵn sàng thay đổi thì hầu như không gì có thể lay chuyển được. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn chỉ trích bản thân mà điều cần làm là hít một hơi thật sâu và tin vào chính mình.

Nguồn: Tổng hợp

TIN NỔI BẬT
DOANH NGHIỆP ĐỐI TÁC