Đây là hệ thống các câu hỏi phỏng vấn rất phổ biến tại Nhật mà hầu như bạn sẽ gặp trong buổi phỏng vấn trực tiếp hoặc từ xa với các nhà tuyển dụng Nhật Bản. Bài viết được chúng tôi tổng hợp từ một số nguồn cũng như tài liệu phỏng vấn từ rất nhiều công ty Nhật.
Ghi điểm ngay 10 câu hỏi phỏng vấn kỹ sư đi Nhật thường gặp nhất
Ý định nhà tuyển dụng: Mở đầu phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường bắt đầu bằng đề xuất bạn hãy tự giới thiệu về bản thân mình. Nhà tuyển dụng qua đó cũng sẽ đánh giá sơ bộ về bạn như kỹ năng nói của bạn như thế nào? Bạn có chuyển bị tốt cho buổi tuyển dụng không? Đồng thời nhà tuyển dụng có thể lược bớt các câu hỏi phía sau nếu bạn đã nói đến trong phần này.
Cơ hội của bạn: Đây là cơ hội cho ứng viên thể hiện mình một cách tốt nhất (vì phần này bạn đã có chuyển bị trước) và tạo ra “cái nhìn đầu tiên” thiện cảm nhất có thể đối với nhà tuyển dụng.
Một mở đầu tốt sẽ giúp bạn vượt qua toàn bộ buổi phỏng vấn một cách thuận lợi và ngược lại, nếu bạn chưa chuẩn bị gì, hoặc diễn đạt một cách khó khăn, lủng củng thì cũng sẽ gặp nhiều bất lợi hơn.
Hướng dẫn trả lời: nhớ hãy nói “Hajimemashite” (はじめまして) trong lần gặp đầu tiên nhé! “Hajimemashite” có nghĩa là “Rất vui khi được gặp bạn”. Sau đó sẽ bạn sẽ giới thiệu nhanh về thông bản thân như: tên, tuổi, quê quán, trình độ học vấn, sở thích… rồi có thể nói đến sở thích với công việc, thành tích và kinh nghiệm trước đây, mục tiêu phấn đấu, dự định của bạn trong vị trí mới này...
Bạn có thể dùng tên tiếng Việt của mình để trả lời. Hoặc dịch sang tiếng Nhật để trả lời sẽ gây ấn tượng tốt hơn nhé.
Bạn cũng có thể trả lời ngắn gọn như sau:
...大学...学部の、...と申します。私は「飛び込んでいく」人間です。未経験でも自分が成長できるチャンスがあれば、恐れずに、挑戦してきました。
Tôi học chuyên ngành ... ở trường đại học ... Tôi là người có tính cách「飛び込んでいく」(ưa mạo hiểm, thử thách) . Mặc dù còn thiếu kinh nghiệm nhưng tôi sẽ không sợ hãi mà chấp nhận thách thức nếu có cơ hội để phát triển bản thân.
Hãy nhớ rằng, phần giới thiệu này của bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả tiến trình phỏng vấn của mình. Bạn có thể dẫn dắt buổi phỏng vấn phát triển theo hướng có lợi cho mình một cách khéo léo nhằm thể hiện ra những lợi thế, mặt mạnh của mình thay vì chỉ trả lời thụ động từng câu hỏi một của nhà phỏng vấn đưa ra.
Tuy nhiên bạn cũng cần cũng tránh lan man lạc đề, đây là một buổi phỏng vấn chứ không phải buổi diễn thuyết của bạn. Hãy đảm bảo rằng nhà tuyển dụng có thể thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết để đánh giá năng lực làm việc của bạn.
Ý định nhà tuyển dụng: Nếu trong phần giới thiệu bạn qua ngắn gọn hoặc chưa nói về sở thích của mình. Thì nhà tuyển dụng thường cũng sẽ hỏi câu này. Mục đích là để tìm hiểu về thói quen, tính cách của ứng viên, ước lượng mức độ nhiệt tình cũng như sự phù hợp với vị trí tuyển dụng của ứng viên.
Cơ hội của bạn: Hãy cứ thành thật với những sở thích thông thường của bạn như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, chơi môn thể thao nào đó, du lịch ngắn ngày… và nói thêm một chút về từng sở thích đó. Tất nhiên, nên hạn chế nhắc đến các sở thích tiêu cực trừ khi được hỏi.
Hướng dẫn trả lời: Bạn có thể nói như sau:
私の趣味は読書です。年間で30冊ほど読みます。なぜ読書が好きなのかというと、現実を見るための思考の引き出しをくれるからです。考える引き出しが増えると、ひとつのものを見た時に多様な思考を巡らせられます。
(Sở thích của tôi là đọc sách. Tôi đọc tầm 30 quyển sách / năm. Tôi thích đọc sách là bởi vì nó tạo ra cho tôi một không gian để suy nghĩ về hiện thực. Khi nhìn thấy một vấn đề tôi có thể có những suy nghĩ đa chiều về sự việc đó).
Bạn không cần trả lời về các sở thích cao siêu, nên xoáy quanh nhức thói quen, sở thích bổ ích và tốt cho sức khỏe, công việc của bạn.
Ý định nhà tuyển dụng: Tương tự như câu hỏi trên về sở thích, nhưng sâu hơn. Tính cách của ứng viên thường ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách làm việc và hiệu quả lao động của bạn. NTD cũng muốn biết ứng viên có khả năng hiểu rõ và phân tích khả năng của bản thân không. Nếu nhà tuyển dụng hỏi kỹ tính cách bạn thì hãy trả lời rõ hơn nhé.
Cách trả lời: Hãy nói về những điểm tích cực trong tính cách của bạn và sử dụng những tính cách đó trong công việc thế nào. Tham khảo những mẫu câu sau.
私はよく友人から「責任感がある」と言われます。(Tôi hay được bạn bè nhận xét rằng tôi là một người có trách nhiệm)
私はコツコツと地道な努力を積み上げることができます。(Tôi là người có thể làm việc siêng năng và luôn nỗ lực không ngừng.)
Ý định nhà tuyển dụng: Muốn kiểm tra xem mức độ nghiêm túc của bạn khi chọn lựa công việc này đến đâu. Có thật sự mong muốn làm trong ngành này hay không.
Cách trả lời là nghĩ xem tại sao lại là ngành này mà không phải những ngành khác. Bạn có đam mê yêu thích gì trong lĩnh vực này hay gia đình bạn có truyền thống về công việc này. Người Nhật thường đánh giá cao các công việc truyền thống gia đình hoặc người có thâm niên cao trong nghề. Nếu bạn từng có chuyên môn ngành nghề khác và nay mới chuyển sang lĩnh vực này, hãy thận trọng khi diễn đạt. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người nông nổi, thiếu nghiêm túc và quyết tâm. Không biết bao lâu thì bạn lại chán công việc này và lại nhảy qua một công việc khác.
私が…業界を志望するのは (Tôi mong muốn được làm việc trong lĩnh vực…vì...)
Hoặc né trả lời một cách khéo léo:
申し訳ありません。勉強不足のため、わかりません。次回まで 必ず勉強してきます(Thành thật xin lỗi. Vì chưa ôn luyện đầy đủ nên tôi không biết về vấn đề này. Lần tới tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ hơn)
Ý định nhà tuyển dụng: Tương tự như câu hỏi về lý do muốn làm công việc này, nhưng ở đây Nhà tuyển dụng muốn gây áp lực cao hơn, muốn biết ứng viên hiểu rõ về nội dung công việc đến mức nào. Đồng thời kiểm tra xem ứng viên có thật sự hứng thú với công việc của vị trí tuyển dụng hay không. Quan điểm của ứng viên với các công việc cụ thể của vị trí tuyển dụng. Các vị trí / chức danh thì có thường giới hạn đặc thù công việc thực tế thì rất khác nhau tùy theo công ty.
Ví dụ: Công ty IT tuyển dụng vị trí kỹ sư lập trình Java, nhưng chủ yếu là phát triển các ứng dụng website trong khi ứng viên lại mong muốn lập trình cho các ứng dụng mobile hoặc game.
Hướng dẫn trả lời phỏng vấn:
Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng phần mô tả công việc trong tin đăng tuyển cũng như tìm hiểu thêm các thế mạnh và lĩnh vực hoạt động chính của công ty, đảm bảo rằng mình hiểu rõ và phải hình dung ra được chính xác phần nào công việc của mình tại đây (theo ý nhà tuyển dụng).
Bắt đầu câu trả lời bằng dẫn chứng những công việc, kinh nghiệm và đã từng làm trong quá khứ.
Liên kết nhu cầu định hướng của công ty với năng lực và kinh nghiệm của mình, cho thấy khả năng mình sẽ giúp ích được cho công ty nhiều như thế nào.
Nêu nên các lợi ích của bản thân khi nỗ lực đóng góp, học hỏi từ công ty như tôi mong muốn được thực nghiệm và học hỏi nhiều kinh nghiệm hơn trong mảng phát triển Web với Java thông qua các dự án lớn của công ty mình, đồng thời bổ khuyết các kiến thức xung quanh ngôn ngữ sở trường của mình là Java. Tôi muốn học hỏi để trở thành Java master.
Ý định nhà tuyển dụng: Công ty muốn biết rõ định hướng của bạn có phù hợp với định hướng của công ty hay không? Đồng thời cũng muốn kiểm tra lại một lần nữa liệu mong muốn làm việc của ứng viên và vị trí công ty tuyển dụng có phù hợp, thống nhất hay không?
Không nên trả lời: Hạn chế các câu trả lời sáo rỗng hoặc chung chung kiểu “Tôi muốn đóng góp cho sự phát triển của công ty”, “Tôi muốn đóng góp cho xã hội”, “Tôi thích các sản phẩm của công ty nên muốn tham gia”...
Cách trả lời đúng: Hãy nói về những điểm chung trong lợi ích của công ty và bạn như:
Chính sách phúc lợi và môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp của công ty sẽ giúp tôi học hỏi được rất nhiều điều cho bản thân và sự nghiệp tương lai
Tôi đã được đào tạo tốt về lĩnh vực A, tôi muốn phát triển hơn nữa. Công ty đang tuyển vị trí này sẽ là cơ hội rất tốt cho tôi, tôi có thể được thử thách và phát triển trong một môi trường lớn hơn trước đây rất nhiều và tôi tin mình sẽ làm rất tốt và không bỏ lỡ cơ hội đó nếu được tham gia vào công ty.
Ý đồ của nhà tuyển dụng: Công ty muốn kiểm tra xem bạn chọn ứng tuyển các công ty như thế nào? có phải vì những lý do như Công ty lớn và nổi tiếng hay không, hay là những lý do khác. Công ty cũng muốn biết bạn chỉ chọn lọc một số công ty phù hợp để ứng tuyển hay phát CV theo kiểu "đại trà", qua đó sẽ đánh giá phẩm chất và tư duy làm việc của bạn.
Chú ý: Không nên liệt kê quá nhiều hay chỉ nêu tên các công ty bạn đang ứng tuyển mà hãy chọn lọc một vài công ty tiêu biểu và nói sơ về ý định tại sao bạn nộp đơn vào công ty đó. Các ý định này phải nhất quán với định hướng nghề nghiệp của bạn đã nêu ra với nhà tuyển dụng ở trên. Bạn có thể không cần và không nên nhắc đến kết quả các cuộc phỏng vấn khác.
Cách trả lời: Trả lời theo sườn kỹ năng công việc của bạn và định hướng phát triển trong tương lai. Ví dụ: Tôi tập trung vào những công ty khởi nghiệp thông qua việc phát triển app điện thoại thông minh. Tôi cũng đã ứng tuyển vào công ty A và B, Họ đang khởi động các dự án về ứng dụng trên smartphone , trí tuệ nhân tạo và công nghệ clockchain mà tôi thấy rất có tương lai cũng như phù hợp với kỹ năng làm việc của mình hiện tại.
Ý định nhà tuyển dụng: Xem ứng viên có thể cư xử, giao tiếp bình thường với người không hợp không. Tính cách của ứng viên có lập dị và khó giao tiếp tập thể hay không?
Cách trả lời trong trường hợp này cần chú ý đừng trả lời:
「苦手な人はいません」(Không có ai là không hợp) => vì đây rõ ràng là một lời nói dối hoặc nịnh NTD một cách quá giả tạo.
Hãy trả lời một cách chung chung hoặc nêu rõ mình không thích những người có tính cách tiêu cực trong công việc như: 私はいい加減な人が苦手です。約束したことをやらなかったり、時間の期限を守らない人を少し苦手に感じています。Tôi cảm thấy mình không hợp với những người luôn coi nhẹ vấn đề. Và cũng không thích những người không thực hiện được lời hứa, không tuân thủ được thời gian.
Ý định nhà tuyển dụng: Khai thác thêm thông tin về tính cách, các kỹ năng cũng như tính chân thực trong giao tiếp của bạn (dám nhìn nhận khuyết điểm hay không). Việc liên tục để ứng viên tự nói ra những khả năng của mình giúp nhà tuyển dụng có nhiều thời gian quan sát, cân nhắc các câu trả lời. Có năng lực tự nhận biết về bản thân và khả năng khắc phục điểm yếu hay phát huy thế mạnh hay không?
Để trả lời cho câu hỏi này là bạn nên nhấn mạnh dứt khoát một số điểm mạnh có ảnh hưởng tốt nhưng gián tiếp đến khả năng làm việc của bạn. Việc nêu những điểm mạnh một cách trực tiếp (Như: Tôi là người rất thông minh, tôi luôn làm việc chăm chỉ, tôi có làm việc hiệu suất bằng 2,3 người khác, tôi luôn đưa ra những quyết định đúng đắn...) đối với người Nhật sẽ là quá phô trương, tự cao, tự đại.
Nên trả lời:
私の長所は、向上心です。自らに高い目標を課し、目標に向けて行動していくことができます
(Điểm mạnh của tôi đó là người có tham vọng, luôn khao khát vươn lên trong cuộc sống. Tôi luôn đặt ra cho mình những mục tiêu, và rèn luyện, thực hiện để đạt được những mục tiêu đó).
Hãy nói về những trường hợp mình đã phát huy được những điểm mạnh đó trước đây.
Bạn sẽ phát huy những thế mạnh ấy trong công ty như thế nào?
Tất nhiên bạn không thể phủ nhận mình không có điểm yếu. Hãy trả lời thẳng thắn và thành thật về các khuyết điểm của mình nhưng chỉ nên nói đến những điều mà bạn chắc chắn không ảnh hưởng nhiều đến công việc ví dụ bạn sẽ trả lời như sau:
私の 弱みがあるけど仕事は全然関係ないよ (Tôi có khá nhiều điểm yếu nhưng chắc chắn nó không ảnh hưởng đến công việc)
Hoặc bạn có thể nói tôi không thích động vật thân mềm, hoặc tôi không thích thể thao, tôi không biết bơi.
Hãy chỉ ra cho NTD biết chi tiết những biện pháp khắc phục khuyết điểm của bạn như: Để cải thiện khuyết điểm đó tôi đã làm những điều này... Hãy nói về việc bạn đã trưởng thành thế nào sau khi khắc phục những khuyết điểm trên.
Ý định nhà tuyển dụng: Khi đã hỏi hết các câu hỏi, nhà Tuyển Dụng thường sẽ hỏi thêm câu hỏi này. Mục đích là để biết được ứng viên có hứng thú đối với công ty của mình hay không?
Hướng dẫn trả lời: Bạn có thể trả lời không nếu như buổi phỏng vấn kéo dài hơn dự kiến hoặc NTC nhìn vào đồng hồ hoặc hồ sơ ứng viên tiếp theo. Nhưng hãy trả lời dứt khoát nhé.
Hoặc nếu bạn thấy buổi phỏng vấn rất thoải mái, thuận lợi, NTD có vẻ rất hứng thú với các câu trả lời của mình, hoặc không có ứng viên nào khác sau buổi phỏng vấn thì bạn có thể đặt thêm vài câu hỏi về công ty hoặc công việc, hoặc chung chung về môi trường làm việc, về các thiếu sót của bản thân như:
Bao giờ thì tôi có kết quả phỏng vấn từ phía công ty, tôi đang rất hồi hộp không biết mình làm có tốt không?
Môi trường làm việc ở Nhật hẳn rất khó khăn, tôi có cần phải chuyển bị gì không?
Các kỹ năng của tôi còn rất hạn chế, Xin giúp đỡ tôi với các góp ý để tôi có thể rút kinh nghiệm cho bản thân và làm tốt hơn.
Hạn chế hỏi quá chi tiết về công việc như thể mình đã đậu phỏng vấn như Hỏi về mức lương, các phụ cấp, vị trí ngồi, hoặc những người mình sẽ làm việc cùng...