Các nguyên tắc sử dụng lời nói trong giao tiếp
Lời nói là một loại công cụ giao tiếp không mất tiền mua nhưng nếu biết cách sử dụng đúng thời điểm, đúng người, đúng nghĩa nó sẽ đem lại giá trị vô cùng lớn. Chính vì lời nói là phương tiện giao tiếp, do vậy nó luôn có sự ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến người nghe cũng như mong muốn người nói muốn truyền tải. Cùng tìm hiểu về một số nguyên tắc sử dụng lời nói trong giao tiếp cụ thể sau đây nhé.
  1. Nói phải rõ ràng và dễ hiểu

Để thể hiện mình là người chỉn chu, trưởng thành và tin tưởng thì ít nhất bạn nên nói chuyện một cách đầy đủ, rõ ràng và có nội dung dễ hiểu nhất cho người nghe. Đừng nói lấp lửng chỉ mình mình hiểu, bạn sẽ bị đánh giá thấp và mất đi sự tin tưởng ở đối phương.

Xác định nội dung lời nói là một dạng kỹ năng giao tiếp phải phù hợp với trình độ, độ tuổi người nghe. Phải biết phân chia và giải thích câu chuyện mình nói đúng đối tượng. Đừng lấy câu chuyện sẽ kể cho bạn bè để nói y nguyên với thầy cô, người lớn tuổi hay ba mẹ của mình. 

Hai người có trình độ chênh nhau cùng nói chuyện, nếu không có sự điều chỉnh cách nói thì sẽ rất khó mà truyền đạt cho nhau hiểu. Trong trường hợp bạn không thể điều chỉnh cách nói chuyện, ngôn ngữ thường dùng của mình, bạn có thể bị cho là kiêu ngạo và không thân thiện. Hãy cố gắng kèm thêm câu: “Xin lỗi, tôi nói bạn có dễ hiểu không” để làm mát câu chuyện.

  1. Tuân theo tuổi tác

Tuân theo tuổi tác là nguyên tắc giao tiếp chuẩn mực và còn thể hiện sự lễ phép, có giáo dục và có đạo đức. Việc giao tiếp dựa trên tuổi tác giúp bạn được đánh giá cao, tôn trọng người cùng nói chuyện và để lại ấn tượng tốt hơn.

  • Trong xã hội

Khi xưng hô với người hơn tuổi, đáng tuổi nào xưng hô theo tuổi nấy. Hễ người lớn tuổi hơn bạn, bạn phải gọi bằng anh, chị, cô, chú, bác, cô, dì, ông bà… Nếu độ tuổi chênh lệch không ít, bạn có thể xưng tên. Tuy nhiên, đối với người mới gặp nên xưng anh, chị thể hiện sự tôn trọng và lịch sự nếu trông không quá khác biệt về độ tuổi.

  • Trong công việc

Trong công việc, tùy cấp bậc mà người làm chức vụ thấp hơn có thể gọi cấp trên là anh/chị. Tuyệt đối không nói chuyện trống không, cộc lốc kể cả với nhân viên hay người thua tuổi. Điều này chỉ thể hiện người nói thiếu lịch sự và thiếu tinh tế, tế nhị.

  • Trong các mối quan hệ

Không xưng hô quá thân mật so với mối quan hệ. Không nên đổi vai vế và xưng hô quá thân, quá ngắn gọn với người không quá quen thuộc. Đừng mới gặp những người bạn mới đã xưng “mày – tao” như bạn thân. Điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu và người nói có thể bị đánh giá.

3.Tránh lối nói mỉa mai

Trong cuốn sách nổi tiếng Đắc Nhân Tâm đã từng đề cập. Việc chỉ trích, nói mỉa mai dành cho đối phương không đem lại lợi ích cho bạn. Hãy thay vào đó là động viên, khen thưởng. Bởi vốn dĩ không ai thích chê cả, ai cũng cần động viên. Chính vì vậy nếu bạn muốn nắm bắt ai đó, hãy cho họ thấy giá trị của họ bằng những kỹ năng giao tiếp qua lời nói chân thật, tích cực.

Lối nói chỉ trích người khác một cách bóng gió, chì chiết luôn tạo ra ấn tượng cực xấu cho người nghe. Và thậm chí cả người nói cũng bị đánh giá không ít là thiếu tế nhị, thiếu hiểu biết. Lối nói mỉa mai thể hiện bạn luôn có thái độ thù địch, ganh ghét và hay xét nét người khác.

4. Tránh lối nói gây tổn thương người khác

Tránh lối nói gây tổn thương người khác

Thỉnh thoảng, cách nhận xét, đánh giá sự việc một cách thái quá của bạn khiến người đối diện cảm thấy tâm trạng tồi tệ hơn. Dù tình huống bạn gặp phải ở người đối diện thực sự tệ cũng nên khích lệ, tránh nói thẳng và nói theo hướng tiêu cực. Bạn nên an ủi, động viên điều đó sẽ giúp bạn trở nên dễ chịu hơn cũng như người đối diện không bị bế tắc.

5. Tránh các chủ đề nhạy cảm

Tốt nhất khi nói chuyện xã giao hay bạn bè, người quen không quá thân thiết thì tránh chủ đề nhạy cảm là một loại kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cần có. Hãy tránh những chủ đề liên quan đến độ tuổi, cân nặng, tôn giáo, chính trị, pháp luật, giới tính… Vì không chỉ Việt Nam, ở các văn hóa quốc gia khác sẽ coi là bất lịch sự khi đề cập đến vấn đề nhạy cảm.

6. Tránh dùng từ địa phương

Không dùng tiếng lóng ít người biết, từ địa phương chỉ mình mình hiểu, các loại khẩu ngữ tránh hiểu nhầm cho người đối diện. Không dùng từ chuyên ngành, ngôn từ quá hoa mỹ: Người nghe sẽ có cảm giác là bạn đóng kịch, không tin tưởng hoặc khó hiểu câu chuyện của bạn. Mất giá trị cuộc giao tiếp nếu bàn về công việc

 

 

TIN NỔI BẬT
DOANH NGHIỆP ĐỐI TÁC