Bạn có đang biết cách lắng nghe?
Lắng nghe hiệu quả là một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất mà bất cứ ai cũng cần phát triển, bởi nó có sức mạnh cải thiện bất kỳ mối quan hệ nào. Trong công việc, lắng nghe là điều cốt lõi của sự lãnh đạo hiệu quả và trong cuộc sống cá nhân, đó là hành động thể hiện sự yêu thương, quan tâm.

Bạn có thể nghĩ rằng nếu bạn gật đầu và giao tiếp bằng mắt với ai đó là bạn đang lắng nghe những gì họ nói. Tuy nhiên, điều này chưa chính xác. Trở thành một người lắng nghe tốt không phải chỉ nhìn chằm chằm vào người khác trong khi họ đang nói. Trên thực tế, có rất nhiều điều để trở thành một người lắng nghe tốt mà bạn có thể không nghĩ tới. Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết rằng bạn không giỏi lắng nghe như bạn nghĩ:

Bạn không đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi có lẽ là cách quan trọng nhất để cho người khác thấy chúng ta vừa lắng nghe vừa quan tâm đến họ. Trong đó các câu hỏi khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Chẳng hạn, các câu hỏi bắt đầu với “Làm sao?, Như thế nào?” sẽ gợi ra một câu chuyện dài hơn giúp bạn hiểu rõ hơn về một quá trình.

Bạn chiếm lĩnh cuộc trò chuyện

Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang nói nhiều hơn trong các cuộc trò chuyện, thì bạn đang ngăn cản người khác thể hiện ý kiến của họ. Những người thiếu kỹ năng lắng nghe có xu hướng tập trung vào bản thân họ, chứ không phải là người nói.

Bạn không diễn giải để thể hiện sự hiểu biết của bạn

Một cách tuyệt vời để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe là tóm tắt các ý chính với người nói để xác nhận rằng bạn hiểu những gì họ chia sẻ. Tuy nhiên, người thiếu kỹ năng lắng nghe sẽ không diễn giải lại được những gì đã nghe theo ngôn ngữ của riêng họ, họ chỉ ra vẻ rằng mình đã hiểu.

Giao tiếp bằng mắt không phù hợp

Bất cứ khi nào bạn dành thời gian để nhìn khắp gian phòng trong khi người khác đang nói chuyện thì điều đó cho thấy bạn không lắng nghe họ. Ngược lại, việc giao tiếp bằng mắt quá nhiều cũng là một dấu hiệu của người nghe kém. Để trở nên tinh tế hơn, thỉnh thoảng bạn có thể nhìn qua vai của người nói và sau đó dời ánh nhìn về trung tâm của cuộc trò chuyện. Khi lắng nghe ai đó phàn nàn, bạn có xu hướng đưa ra ngay giải pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không thực sự muốn lời khuyên, đặc biệt là khi họ đang “sống” trong cảm xúc của mình. Do đó, điều đầu tiên cần làm là làm dịu năng lượng cảm xúc để có thể tìm ra giải pháp hiệu quả.

Cách rèn luyện và cải thiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Mặc dù nghe là phản xạ tự nhiên của cơ thể, nhưng lắng nghe chưa hẳn đã là một kỹ năng tự động. Để thực sự thành thạo trong việc lắng nghe, mỗi người cần học tập và rèn luyện như câu ngạn ngữ của Nga “Con người mất ba tuổi để học nói nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe”. Dưới đây là 8 cách rèn luyện và cải thiện khả năng lắng nghe để bạn đạt được thành công trong mọi cuộc giao tiếp:

  • Sự tập trung – Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp cơ bản

Sự tập trung trong lắng nghe là kỹ năng giao tiếp ứng xử quan trọng. Khi thiếu tập trung, bạn không thể hiểu rõ thông điệp của đối phương và có thể gây mất thiện cảm. Để tập trung vào cuộc chuyện trò, bạn hãy bỏ qua những yếu tố gây sao nhãng và dành sự quan tâm của mình cho người đối diện.

  • Tránh ngắt lời người khác – kỹ năng lắng nghe có hiệu quả

Không ngắt lời người khác là nguyên tắc quan trọng để bạn phát triển khả năng lắng nghe. Để lắng nghe hiệu quả, cần tạo cho đối phương “không gian” để thể hiện ý kiến của họ thay vì ngắt lời để thể hiện quan điểm của mình. Việc ngắt lời có thể gây khó chịu, khiến đối phương không còn hứng thú để chia sẻ.

  • Biết thấu hiểu

Khi lắng nghe, việc thấu hiểu là vô cùng thiết yếu vì không phải điều gì đối phương cũng có thể truyền đạt một cách trực tiếp. Bạn cần tinh tế để nhận ra những ẩn ý, mong muốn đằng sau lời nói của họ. Việc thấu hiểu sẽ giúp bạn có phản ứng phù hợp để cuộc chuyện trò thêm dễ chịu và không làm phật lòng người đối diện.

  • Lắng nghe với tư tưởng cởi mở, không áp đặt hay phán xét

Lắng nghe với tư tưởng cởi mở là nguyên tắc quan trọng và là yếu tố then chốt để bạn trở thành người lắng nghe giỏi. Bạn cần tránh áp đặt hoặc phán xét người khác mà hãy dành sự tôn trọng cho quan điểm của họ. Bạn không cần phải bẻ cong quan điểm hoặc thay đổi ý kiến riêng, nhưng hãy hạn chế cái tôi để thật sự hiểu và tiếp thu ý kiến của đối phương. Điều này sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân và tránh trở thành người bảo thủ.

  • Đọc sách kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Những quyển sách hay về kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình, phản ứng của cơ thể đối với việc nghe và hiểu. Đồng thời, sách cũng sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức, phát triển tư duy và sự nhạy bén trong việc tương tác với người khác. 

Nguồn: Tổng hợp

TIN NỔI BẬT
DOANH NGHIỆP ĐỐI TÁC